Trong những năm qua BackTrack là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất bởi các chuyên gia đánh giá bảo mật. BackTrack bắt đầu xuất hiện vào năm 2006 và trong 7 năm qua nó đã không ngừng cải tiến để đạt được một vị trí nhất định trong cộng đồng bảo mật trên khắp toàn thế giới.Vì vậy, ngày nay thật khó để tìm thấy một người nào đó quan tâm đến an toàn thông tin mà chưa từng nghe về BackTrack.
Tháng 3 năm 2013, Offensive Security đã tiến thêm một bước mới khi công bố phiên bản tiến hóa của hệ điều hành BackTrack, tên của nó là Kali (được xem như phiên bản BackTrack 6), Kali là tên nữ thần của người Hindu, hàm ý sự biến đổi và khả năng hủy diệt hay có lẽ là tên một môn võ thuật của người Philippine ...
Ưu Điểm Và Nhược Điểm
Đối với những người chưa biết BackTrack, nói một cách ngắn gọn BackTrack là một bản phân phối Linux dựa trên nền tảng hệ điều hành Ubuntu, với nhiều công cụ bảo mật được phân loại rõ ràng để sử dụng.
Kali phát triển trên nền tảng hệ điều hành Debian
Điều này có nghĩa Kali có rất nhiều ưu điểm. Đầu tiên là các Repository (Kho lưu trữ phần mềm) được đồng bộ hóa với các Repository của Debian nên có thể dễ dàng có được các bản cập nhật vá lỗi bảo mật mới nhất và các cập nhật Repository. Duy trì cập nhật (up-to-date) đối với các công cụ Penetration Test là một yêu cầu vô cùng quan trọng.
Một lợi thế khác là mọi công cụ trong Kali đều tuân theo chính sách quản lý gói của Debian. Điều này có vẻ không quan trọng nhưng nó đảm bảo rõ ràng về mặt cấu trúc hệ thống tổng thể, nó cũng giúp cho chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc xem xét hoặc thay đổi mã nguồn của các công cụ.
Một ưu điểm quan trọng trong Kali là nó đã cải tiến khả năng tương thích với kiến trúc ARM. Từ khi Kali xuất hiện, nhiều phiên bản ấn tượng đã được tạo ra. Bạn nghĩ gì về việc build Kali trên một Raspberry Pi hoặc trên Samsung Galaxy Note ? Khá tuyệt vời, bạn có nghĩ vậy không ?
Hỗ trợ mạng không dây tốt hơn
Một trong những vấn đề được các nhà phát triển Kali chú trọng nhiều nhất, chính là sự hỗ trợ cho một số lượng lớn phần cứng bên trong các thiết bị mạng không dây hay USB Dongles. Một yêu cầu quan trọng khi các chuyên gia bảo mật thực hiện đánh giá mạng không dây.
Khả năng tùy biến cao
Kali rất linh hoạt khi đề cập đến giao diện hoặc khả năng tuỳ biến hệ thống. Đối với giao diện, giờ đây người dùng đã có thể chọn cho mình nhiều loại Desktops như GNOME, KDE hoặc XFCE tùy theo sở thích và thói quen sử dụng.
Dễ dàng nâng cấp giữa các phiên bản Kali trong tương lai
Đối với bất cứ ai sử dụng Kali, đây là một tính năng quan trọng khi bảo trì hệ điều hành Kali. Với BackTrack, bất kỳ lúc nào khi phiên bản mới được công bố thì chúng ta đều phải cài lại mới hoàn toàn (Ngoại trừ phiên bản R2 lên R3 năm ngoái).
Giờ đây với Kali, nhờ vào sự chuyển đổi sang nền tảng hệ điều hành Debian, Kali đã dễ dàng hơn trong việc nâng cấp hệ thống khi phiên bản mới xuất hiện, người dùng không phải cài lại mới hoàn toàn nữa.
Hướng Dẫn Cài Đặt
1. Đầu tiên các bạn mở vmware lên để tạo mới một máy ảo. Chọn typical (recommended), sau đó next
2.Tick vào dòng Installer disc image nhấp vào browse để tìm đến file iso kali vừa tải về, sau đó next
3. Tiếp theo tick vào ô Linux, sau đó xuống dòng version chọn debian 7.x64-bit (nếu file kali là 64 bit) (nếu các bạn dùng kali-linux 32 bit thì chọn debian 7.x)
4.Tiếp theo các bạn đặt tên cho virtual (có thể giữ nguyên không đặt cũng được), sau đó chọn browse để tìm đến ổ đĩa để cài ( có thể chọn ổ D, E cũng được), sau đó next
5. Tiếp theo bạn chọn dung lượng của ổ đĩa để cài kali ( nên đặt >40GB), sau đó next
6. Các bạn chọn customize hardware để chỉnh sửa một vài thông số
7.Các bạn chỉnh sửa 3 thông số sau: Ram >= 1,5GB - processors > 2 - Network chọn bridged, sau đó close để vmware bắt đầu chạy quá trình cài đặt
8. Ở đây có rất nhiều tùy chọn cho các bạn lựa chọn, Graphical install (giao diện đồ họa hỗ trợ), Install (giao diện dòng lệnh). Ở đây mình chọn install
9. Ở đây các bạn chọn ngôn ngữ cho kali, mình chọn Tiếng Việt
10. Một thông báo hiện lên vì lí do ngôn ngữ tiếng việt chưa hoàn thiện nên nó hỏi mình có cần dùng ngôn ngữ khác hay không, để tiếp tục cài đặt bằng ngôn ngữ tiếng việt đã chọn các bạn chọn có
11. Chọn vị trí địa lí, chọn Việt Nam
12. Chọn bộ gõ cho bàn phím, các bạn chọn Tiếng Việt
13. Tiếp theo các bạn đặt tên cho máy ảo, sau đó tiếp tục
14. Tiếp tục cấu hình domain. Nếu dùng máy theo kiểu cá nhân thì bạn cứ bỏ qua bước này, chọn Tiếp tục cũng được, hệ thống sẽ tự tạo ra 1 domain với tên gọi localhost
15. Tiếp theo các bạn đặt password cho user của mình (user root -quản trị), sau đó chọn tiếp tục
16. Nhập lại password một lần nữa để xác nhận nhá, sau đó chọn tiếp tục
17. Tiếp theo kali-linux yêu cầu bạn chọn phân vùng định dạng cho ổ cứng và sử dụng phần nào, các bạn chọn toàn bộ ổ đĩa
18. Tiếp theo chọn ổ đĩa mà chúng ta đã thiết lập
19. Các bạn chọn mọi tập tin trên một phân vùng để đặt tất cả file vào một chỗ
20. Chọn phân vùng xong và ghi các thay đổi vào đĩa
21. Chọn có để lưu thay đổi
22. Vậy là gần xong rồi đó, quá trình ghi cài đặt mất khoảng 15-30p tùy từng máy
23. Tiếp theo chọn có để dùng bất kì mạng nào để update sau này
24. Bỏ qua phần này chọn tiếp tục
25. Tại bước này rất quan trọng nhá, khởi động được kali hay không là do đây, các bạn phải chắc chắn là chọn có nhá!
26. Chọn /dev/sda để hệ thống đặt Grub vào đây
27. Hệ thống sẽ chạy vài phút nữa nếu xuất hiện bản thông báo này là thành công, chọn tiếp tục hệ thống sẽ khởi động lại. Tùy mỗi máy có máy sẽ chạy tiếp sau đó mới khởi động lại, có máy thì không khởi động các bạn tự khởi động thủ công nhá.
28. Sau khi khởi động các bạn nhập user vào nhá user là root password lúc nãy các bạn đặt
Và đây là thành quả
Download Kali Linux Phiên Bản 2016.2
Link tốc độ cao
32bit
64 bit
Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét